Cây bù lù gắn liền với tuổi thơ trẻ em, một loại cây khá quen thuộc đối với người dân ở vùng nông thôn Việt Nam. Trong đông y cây được xem là một loại thảo mộc sử dụng để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả.
(Hình ảnh cây tầm bóp)
Để tìm hiểu rõ hơn về cây bù lù, công dụng hỗ trợ điều trị bệnh, cách dùng hiệu quả thảo dược này như thế nào? Bài viết bên dưới sẽ là một nguồn tin và là đáp án cho những thắc mắc về thảo dược cần thiết, vì vậy mà bạn đọc không nên bỏ qua.
Mô tả sơ lược về cây bù lù
- Tên khoa học là Physalis angulata, thuộc họ cà
- Tên thường gọi là cây thù lù, tầm bóp, lồng đèn…
- Thân có góc cạnh, phân thành nhiều nhánh, rũ xuống
- Lá hình bầu dục, mặt lá hơi nhám, thường mọc so le nhau
- Hoa mọc đơn độc từ nách lá, màu vàng nhạt, bên trong có đốm tím
- Cây có 3 loại chính: Bù lù làm cảnh, bù lù cạnh dùng làm thuốc và bù lù quả nhỏ. Cả 3 loại đều có dược tính giống nhau nhưng người ta chủ yếu dùng bù lù cạnh để làm thuốc.
- Cây mọc hoang khắp nơi, trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê nước ta.
(Quả của cây bù lù khi chín)
Cách thu hoạch và sơ chế cây bù lù
Thu hoạch:
Tất cả các bộ phận của thảo dược này đều được sử dụng làm thuốc. Cây có thể thích ứng, phát triển, ra hoa và quả quanh năm. Vì vậy mà chúng ta có thể thu hoạch cây bất cứ vào mùa nào.
Sơ chế:
Thảo dược này sau khi thu hoạch, quả được tách riêng để phơi hoặc sấy khô. Các bộ phận còn lại đem sắt nhỏ rồi mới tiến hàng phơi hoặc sấy khô.
Khi đã hoàn thiện, phần quả và các bộ phận được trộn đều lại với nhau để đóng gói và bảo quản.
(Sản phẩm bù lù sau khi đã sơ chế thành phẩm)
Thành phần hoạt tính có trong cây bù lù
Theo nghiên cứu y học, thành phần hoạt chất có trong thảo dược này gồm có flavonoid, anthocyanin, alcaloid (withaminimin, withangulatin…) và các whitasteroid như physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G, physagulid, chlorogenic acid, cholin, xocarpanolid, myricetin, phygrin.
Ngoài ra thì bên trong thảo dược này còn có nhiều hoạt chất và thành phần dinh dưỡng khác như protein, chất xơ, chất béo, vitamin C, lưu huỳnh, kẽm, sắt, magie, canxi…
Công dụng của cây bù lù
Qua nhiều nghiên cứu, ứng dụng lâm sàng trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại đều công nhận và đánh giá cao nhiều công dụng của thảo dược này trong hỗ trợ điều trị bệnh như:
- Hỗ trợ điều trị thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu đờm, cảm sốt, sưng họng, mụn nhọt, ung thũng
- Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày và ung thư tử cung, họng,phổi
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường, đường tuyết niệu
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận, bí đái, đát gắt
(Cây bù lù có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong có bệnh sỏi thận)
Cách sử dụng cây bù lù hỗ trợ điều trị một số bệnh
Bài thuốc hỗ trợ chữa ho có đờm:
Dùng 30-40g quả cây bù lù, nấu với 1.5 lít, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc hỗ trợ chữa thủy thũng:
Dùng 40-60g quả cây bù lù, nấu với 1.5 lít, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc hỗ trợ chữa cảm mạo, nôn nấc, phiền nhiệt, ho nhiều đờm, yết hầu sưng đau:
Dùng 20-40g cây bù lù khô, nấu với 1.5 lít nước, chia 2-3 lần dùng trong ngày.
Bài thuốc hỗ trợ chữa nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái:
Dùng 40-80g cây bù lù tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Bã đem nấu nước rửa hoặc đắp trực tiếp lên vùng sưng đau.
Bài thuốc hỗ trợ chữa rôm sảy (trái rạ) ở trẻ em:
Dùng một lượng cây tươi nấu nước tắm cho trẻ em mỗi ngày 1 lần sẽ có hiệu quả.
(Nước sắc từ cây bù lù)
Bài thuốc hỗ trợ chữa tiểu đường:
Dùng 30-40g rễ tươi cây bù lù, 1 quả tim lợn, 1g chu sa. Đem tất cả rửa sạch, nấu thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Cứ như vậy dùng cách ngày ăn 1 lần, dùng liên tiếp 5 – 7 lần. Cần tuân thủ liệu trình để có kết quả tốt nhất và nhớ theo dõi, kiểm tra lượng đường thường xuyên.
- Bài thuốc hỗ trợ chữa cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, tay chân miệng:
Dùng cành mang hoa, lá, trái tươi thảo dược này, đem rửa sạch rồi giã nát, nấu với 1.5 lít nước, đun khoảng 20 phút, chia làm 2-3 lần, dùng trong ngày, dùng 3 ngày liên tiếp.
Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm khí quản ở người cao tuổi:
Dùng 30g cây bù lù tươi, 9g cát cánh, 3g cam thảo, đem tất cả rửa sạch, nấu với 1 nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày, sau đó nghỉ 5-7 ngày lại quay lại liệu trình 10 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư tử cung, họng, phổi:
Dùng 30g lá cây thù lù khô, 20g bạch truật, 10g cát cánh, 10g mạch môn, 10g huyền sâm, 10g hoàng cầm, 4 g cam thảo sắc lấy nước uống.
Lưu ý:
Không nên dùng quá 150g cây bù lù cho mỗi ngày, sẽ gây đau bụng, nôn, hôn mê.
(Địa chỉ bán cây tại tp.HCM)
Nên mua bù lù ở đâu?
Để đặt mua cây bù lù chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng chất bảo quản hãy liên hệ Thảo Dược Đức Thịnh theo các cách sau:
- Cách 1: Gọi ngay tổng đài hotline bên dưới để được tư vấn sản phẩm, đặt hàng nhanh nhất.
- Cách 2: Xem thông tin chi tiết và đặt hàng tại giỏ hàng của website: thaoduocquy.net. Chúng tôi sẽ gọi lại và chốt đơn hàng ngay sau khi quý khách chọn đặt hàng.
- Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ cửa hàng thuốc 1306 Kha Vạn Cân – Linh Trung – Thủ Đức.
Hân hạnh được phục vụ quý khách!

Weight | 1000 kg |
---|
Be the first to review “Cây bù lù (Cây Tầm bóp) điều trị tiểu đường” Cancel reply
Related products
Bột cam thảo từ xa xưa đã được y học sử dụng như một chất chống viêm, chống kích ứng. Đặc biệt, nghiên cứu khoa học cho thấy đây còn là chất làm đẹp da, giúp da sáng hồng rạng rỡ. Bột cam thảo là một phương thuốc diệu kỳ của y học cổ truyền ...
Cây bá bệnh là một tên gọi dân gian của cây mật nhân, sở dĩ có tên gọi này vì cây là một vị thuốc quý có khả năng hỗ trợ chữa khá nhiều bệnh, và đặc biệt cây còn rất tốt cho việc tăng cường sinh lí cho nam. 1. Mô tả đặc điểm cây bá ...
Cây đau xương là một vị thuốc từ thiên nhiên rất tốt cho xương khớp đã được dân gian và Đông y sử dụng từ rất lâu đem lại công hiệu hỗ trợ trị các bệnh đau nhức xương khớp. 1. Đặc điểm của cây đau xương Tên khoa học là Tinospora sinensis, thuộc họ tiết ...
GIẢO CỔ LAM- “CỎ THẦN KỲ” Giảo cổ lam là một cây dược liệu rất quý hiếm, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người chưa được biết đến với loại dược liệu này. Vậy giảo cổ lam là loại thuốc gì? Và có tác dụng ...
Cây bìm bịp được biết đến là một loài cây mọc hoang trong tự nhiên không ai để ý đến bỗng chốc nổi lên khi biết được công dụng thần kỳ: phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. (Cây bìm bịp) 1. Mô tả đặc điểm – Tên khoa học là Clinacanthus nutansLindau thuộc họ Acanthaceae. – ...
Cỏ xước là một vị thuốc nam đã được sử dụng từ rất lâu trong Đông y để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó đặc biệt là các bệnh về đau nhức xương khớp, đau thần kinh toạ. 1. Mô tả chung về đặc điểm của cỏ xước – Tên khoa học là Achyranthes ...
Bán chi liên là cây thuốc nam có mặt trong những bài thuốc y học cổ truyền chữa ung thư từ xưa đến nay. Với tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, bán chi liên đang là niềm hi vọng của rất nhiều bệnh nhân ung thư. 1. Giới ...
Cây cỏ sữa là một loại cây cỏ rất quen thuộc trong tự nhiên nhưng lại đem đến những tác dụng rất tuyệt vời cho con người. (Cây cỏ sữa lá nhỏ) 1. Mô tả đặc điểm của cây cỏ sữa: Cỏ sữa là loại thảo dược thuộc họ thầu dầu, thường mọc hoang khắp nơi ...
Reviews
There are no reviews yet.