
1. Đặc điểm của cây ba kích
Tên khoa học Morinda officinalis stow, họ cà phê (Rubiaceae).
Tên khác là Dây ruột già, Ba kích thiên.
Thuộc họ dây leo, lá hình mũi mác dài khoảng 5cm, thân màu đỏ tía, hoa mọc từ nách lá.
Rễ dài, cong queo và có nhiều đốt, bên trong có lỗ nhỏ, khi phơi khô sẽ thấy rõ hơn.
Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ. Rễ ba kích tươi sau khi nhổ về, nhặt sạch rễ con, đập dập nhẹ rồi đem phơi khô.
2. Thành phần dược tính và tính vị của ba kích tím
– Trong rễ ba kích có chứa hoạt chất chính là chất phytosterol, anthraglucozit, acid hữu cơ có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh. |
– Ngoài ra, trong rễ ba kích tươi có chứa nhiều Vitamin C có tác dụng tăng cường sức khoẻ. |
– Về tính vị: ba kích có tính ôn và vị cay chát ngọt. |
3. Tác dụng của ba kích tím
Tác dụng tăng cường sinh lý nam
– Tác dụng tăng cường sinh lực nam của củ ba kích tím thì khỏi phải bàn, đây chính là thảo dược tự nhiên giúp tăng tostesterol, tăng cường sức khỏe.
– Củ ba kích tím chính là nguyên liệu chính để làm nên loại rượu có tác dụng tráng dương bổ thận, hồi phục sinh lực cho quý ông, trị liệt dương và xuất tinh sớm.
– Tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, hỗ trợ trị chứng di mộng tinh.
Ngoài ra, còn có một số tác dụng như:
– Giúp khỏe gân cốt, trừ phong thấp, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
– Tăng cường sức đề kháng và sức dẻo dai của cơ thể.
– Nước sắc ba kích tím còn giúp hạ huyết áp.
– Giúp phụ nữ da dẻ hồng hào, hỗ trợ trị bệnh kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh khó mang thai. Củ ba kích hầm với gà dùng một tuần 2 lần.


– Không chỉ là một vị thuốc bổ, củ ba kích còn mang lại nhiều giá trị kinh tế cho con người. Hiện nay mô hình trồng cây ba kích đang phát triển, đảm bảo nguồn dược liệu quý này luôn đầy đủ.


Củ ba kích tím (khô)
– Rượu ba kích do đặc tính chỉ ngâm dùng được một lần nồng độ thích hợp phải từ 45-52 độ mới có thể triết xuất được gần như hoàn toàn tinh chất cũng như phát huy hết tác dụng thần kỳ của nó.
– Hãy chọn loại rượu nếp quê được chưng cất từ gạo nếp và men ta kết hợp với quy trình chưng cất gia truyền, bạn sẽ có bình rượu ngâm ba kích chất lượng tuyệt hảo, một người uống hai người vui.
Cách ngâm rượu Ba Kích tươi an toàn
– Bước 1: Rửa sạch Củ Ba Kích để ráo hết hẳn nước.
– Bước 2: Rút bỏ lõi Củ Ba Kích chỉ lấy phần thịt.
Lõi Ba Kích gây hiệu ứng kích thích tim tương đối lớn, biểu hiện nho nhỏ là tim đập dồn dập cái này mình đã dính qua vì chót uống phải ba kích tím ở nhà người quen lúc hỏi ra thì mới biết.
– Bước 3: Cho phần thịt củ ba kích vào bình chứa rồi đổ rượu nếp quê lên.
Tỷ lệ khuyến cáo: cứ 2 -3 kg ba kích thì ngâm với 10 lít rượu nếp quê chuẩn 45-47 độ rượu.
Thời gian ngâm rượu ba kích thông thường rơi vào 45-60-90 ngày là có thể dùng được, nhưng tốt hơn hết cứ để tầm 180 ngày sẽ tốt hơn, màu sắc rượu sẽ đậm và óng ánh hơn.
Một số bài thuốc khác dành cho những người không uống được rượu:
– Ba kích làm thuốc chữa thận hư: Trường hợp nam giới bị liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư có thể dùng 1 trong 2 bài sau:
+ Bài 1:
Ba kích: …………….. 300g
Đảng sâm: …………. 300g
Phúc bồn tử: ………. 300g
Thỏ ty tử: ……………. 300g
Thần khúc: …………. 300g
Củ mài núi: …………. 600g.
Đem các vị trên, tán bột mịn vò thành viên 10g với mật ong.
Uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
+ Bài 2:
Ba kích: ………………… 300g
Cốt toái bổ: …………… 300g
Đảng sâm: ……………. 300g
Nhục thung dung: ….. 300g
Be the first to review “Củ Ba kích tím (Ba kích thiên) bồi bổ sức khỏe cho cơ thể” Cancel reply
Related products
Cây huyết dụ hay còn gọi là phật dụ , tên koa hoc là Folium Cordyline là một loại cây có màu đỏ hồng rất đẹp. Người ta thường trồng nó để làm cảnh, ngoài ra nó còn là một vị thuốc quý giúp cầm máu, giảm đau,hỗ trợ trị ho ra máu , băng ...
Cây chìa vôi là một loài thảo dược quý trong các bài thuốc dân gian được dùng để hỗ trợ trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm. (Cây chìa vôi) 1. Mô tả chung về cây chìa vôi Tên khoa học là Cissus ...
Cây chùm ngây vừa là thực phẩm rau xanh bổ dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày vừa là vị thuốc quý cho người bị suy nhược cơ thể và giúp hỗ trợ trị u xơ tuyến tiền liệt hiệu quả. 1. Mô tả chung về cây chùm ngây – Tên khoa học là Moringa oleifera hay ...
Cây dền gai là loại rau quen thuộc thường được mọi người sử dụng ăn sống, luộc, nấu canh,.. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có. Ngoài công dụng dùng làm rau chế biến món ăn hằng ngày thì cây dền gai còn được xem là một ...
Cây bù lù gắn liền với tuổi thơ trẻ em, một loại cây khá quen thuộc đối với người dân ở vùng nông thôn Việt Nam. Trong đông y cây được xem là một loại thảo mộc sử dụng để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả. (Hình ảnh cây ...
Cây cỏ sữa là một loại cây cỏ rất quen thuộc trong tự nhiên nhưng lại đem đến những tác dụng rất tuyệt vời cho con người. (Cây cỏ sữa lá nhỏ) 1. Mô tả đặc điểm của cây cỏ sữa: Cỏ sữa là loại thảo dược thuộc họ thầu dầu, thường mọc hoang khắp nơi ...
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta ưu ái gọi cỏ ngọt là chất ngọt hoàng gia. Bởi vì đây là một loại thảo dược có độ ngọt cao gấp trăm lần so với đường mía mà đường năng lượng có trong cây cỏ ngọt lại ở mức cực thấp. Chính vì thế mà cỏ ...
Cây cơm rượu là một loại cây mọc hoang khá nhiều trong tự nhiên mà có lẽ cũng không ít người đã từng gặp qua nhưng lại là một dược liệu đem đến rất nhiều công dụng tuyệt vời như hỗ trợ trị tiểu đường, phong tê phấp, trừ giun sán, … (Cây cơm rượu) ...
Reviews
There are no reviews yet.